Giống như phòng khách sang trọng, phòng ngủ ấm áp; gian bếp bé nhỏ của bạn cũng rất cần được chăm chút và yêu thương theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây chính là những gợi ý trang trí nội thất nhà bếp đơn giản giúp bạn sở hữu không gian ẩm thực tươi xinh lý tưởng.
1. Những yếu tố quan trọng trong trang trí nội thất nhà bếp
1.1 Ánh sáng trong trang trí nội thất nhà bếp
Trong thiết kế nội thất nói chung và trang trí nội thất nhà bếp nói riêng, ánh sáng vẫn luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng làm thay đổi diện mạo không gian. Bởi thế mà giới chuyên môn thường ví ánh sáng giống như chìa khóa vạn năng có thể biến hóa khôn lường. Nhất là đối với những công trình nhà bếp tại các chung cư, nhà phố thì ánh sáng lại càng thể hiện rõ vai trò của mình.
Ánh sáng được nhắc đến ở đây bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Trong đó ánh sáng tự nhiên trở thành “bảo bối quý giá”. Vì thế, nếu có thể, hãy tận dụng hết mức có thể nguồn ánh sáng này. Tuy nhiên, với các công trình kiến trúc ở thành thị, việc thiết kế không gian phòng bếp ngập tràn ánh sáng từ thiên nhiên là một điều khó khăn. Do đó, ánh sáng nhân tạo chính là giải pháp thay thế vô cùng tuyệt vời.
Hiện nay, có rất nhiều sự lựa chọn đèn trang trí phòng bếp dành cho các gia đình. Bạn có thể sử dụng đèn âm tường, đèn chùm cho bàn ăn. Nhưng lưu ý nên ưu tiên các loại ánh sáng trắng đơn sắc để không gian phòng bếp tươi mới, rộng rãi hơn.
1.2 Màu sắc trong trang trí nội thất nhà bếp
Nếu như ánh sáng tạo ra môi trường lý tưởng cho vạn vật được tỏa sáng thì màu sắc chính là tấm áo tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho từng không gian. Tuy vậy, việc lựa chọn màu nào, sử dụng ra sao cũng là vấn đề khiến các gia chủ phân vân. Không chỉ dựa vào sở thích, xu hướng, bạn còn cần phải chú ý đến yếu tố phong thủy bởi vì màu sắc có những tác động mạnh mẽ chi phối đến vận khí của ngôi nhà. Nếu có sự kết hợp hài hòa, chắc chắn căn bếp của bạn không chỉ đẹp mà còn mang đến may mắn, tài lộc, sức khỏe, bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, trong quá trình trang trí nội thất nhà bếp, về màu sắc bạn đừng quên tuân thủ nguyên tắc “60 – 30 -10”. Cụ thể, không phối quá 3 màu trong cùng một không gian để tránh cảm giác rối mắt, lộn xộn. Trong đó, màu chủ đạo chiếm khoảng 60%, màu bổ sung chiếm 30% và màu nhấn có tỷ lệ 10%. Tuy nhiên đây chỉ là những tỉ lệ tương đối, ở mỗi không gian cụ thể bạn có thể linh động thay đổi làm sao cho phù hợp và ấn tượng nhất.
Đồng thời, nên sử dụng những gam màu sáng như trắng, be, vàng chanh, xanh lá non,… Đây là nhóm màu lý tưởng tạo cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho người nhìn. Đặc biệt tiết chế được tính ‘hỏa’ vỗn dĩ rất mạnh mẽ trong mỗi căn bếp.
1.3. Nội thất và phụ kiện trang trí
Nội thất chính là linh hồn của gian bếp. Chính vì thế trong trang trí nội thất nhà bếp, chúng ta không thể bỏ qua sự hiện diện của các yếu tố này. Có những nội thất gần như không thể thay thế đó là bếp, chậu rửa, tủ bếp, kệ bếp,… Và thông thường hầu hết các gia đình đều thiết kế bàn ăn ở ngay gian bếp để thuận tiện cho sinh hoạt cũng như tiết kiệm diện tích. Thế nhưng còn tùy thuộc vào đặc điểm từng không gian để gia chủ lựa chọn kiểu mẫu, kích thước, màu sắc cho phù hợp.
Với những phòng bếp nhỏ hẹp, Portfolio khuyên gia chủ không nên sử dụng nội thất kích thước lớn, kiểu dáng phô trương, cồng kềnh. Thay vào đó nên ưu tiên nội thất đa năng, thiết kế đơn giản, gọn nhẹ và tinh tế miễn sao đảm bảo tiện nghi mà vẫn tạo ra được những khoảng lưu thông cần thiết để căn phòng thoáng hơn, rộng hơn.
Còn nếu may mắn sở hữu gian bếp diện tích lớn thì chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Nhưng dù thế nào thì cũng cần đảm yếu tố hài hòa, phù hợp. Đó mới là chìa khóa quan trọng mở ra không gian ẩm thực hoàn hảo nhất cho các chị em nội trợ.
Khuyến mại hôm nay
Tủ Kệ Bếp 8
Tủ Kệ Bếp 7
Tủ Kệ Bếp 69
Tủ Kệ Bếp 68
Tủ Kệ Bếp 67
Tủ Kệ Bếp 66
Tủ Kệ Bếp 65
Tủ Kệ Bếp 64